Tổng hợp từ A – Z những thông tin quan trọng về kho bãi trong logistics

Kho bãi là gì?

Kho bãi được biết đến là một phần, một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng hóa hiện nay. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì kho bãi là nơi lưu trữ, bảo quản tất cả các loại hàng hóa từ nguyên liệu, bán thành phẩm cho đến thành phẩm với mục đích cung cấp cho khách hàng ngay khi cần.

Hàng hóa được lưu trữ trong kho được cung ứng cho khách hàng với chi phí thấp và ít khi bị biến động giá cả theo thị trường.

Vai trò và chức năng của kho bãi trong Logistics như thế nào?

Xét về vai trò và chức năng của hệ thống kho lưu trữ thì đa phần mọi người đều khẳng định là rất quan trọng. Vậy cụ thể, điều đó được thể hiện như thế nào?

Vai trò của hệ thống kho lưu trữ

Việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động lưu trữ và quản lý hàng hóa của các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Bởi thực tế, một doanh nghiệp quản trị tốt kho bãi trong Logistics sẽ mang đến cho họ nhiều lợi ích như:

  • Chi phí sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa đến nhiều nơi được giảm thiểu đáng kể.
  • Công ty, doanh nghiệp có thể tự chủ động sắp xếp hoạt động lưu trữ cũng như vận chuyển hàng hóa đến nhiều địa điểm khác nhau. Theo đó, họ có thể vận chuyển cùng lúc nhiều lô hàng theo một lộ trình để tiết kiệm chi phí. Vì vậy mà giá thành trên mỗi sản phẩm cũng được giảm đi khá nhiều.
  • Đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định cho doanh nghiệp để đáp ứng tất cả nhu cầu cho khách hàng ngay lập tức. Bởi, hệ thống kho lưu trữ được lượng hàng hóa lớn nên bất cứ khi nào khách hàng cần, doanh nghiệp cũng có thể chủ động về nguồn cung đúng số lượng, chất lượng và loại hàng.
  • Giúp quá trình vận chuyển thuận lợi, hàng hóa được giao nhận đến đúng nơi, đúng thời điểm và đúng thời gian cam kết.
  • Với hệ thống kho hàng lớn cùng khả năng lưu trữ khổng lồ, doanh nghiệp có thể tạo nên sự khác biệt để tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Vai trò của hệ thống kho lưu trữ hàng hóa

Chức năng của hệ thống kho lưu trữ

Hiện nay, hầu hết các kho hàng đều được xây dựng hiện đại, đạt đủ tiêu chí để đáp ứng nhu cầu vận tải Logistics cho nhiều doanh nghiệp. Thông thường, kho bãi thường bao gồm các kho nhỏ như:

  • Kho hàng lưu trữ nguyên vật liệu phụ tùng để đáp ứng cho các doanh nghiệp sản xuất cần cung ứng nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất.
  • Kho hàng lưu trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu phân phối hàng hóa đến mọi nơi cho khách hàng.

Với sự phân chia rõ ràng, hệ thống kho hàng thực hiện các chức năng chính là:

  • Lưu trữ và đảm bảo nguồn cung hàng hóa ra thị trường
  • Bảo quản hàng hóa đúng tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng khi lưu trữ
  • Hỗ trợ nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất và nguồn hàng cho doanh nghiệp kinh doanh.
  • Gom hàng tại một địa điểm
  • Tách hàng thành nhiều lô nhỏ.

Chức năng của hệ thống kho lưu trữ hàng hóa

Các loại kho bãi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Kho bãi trong Logistics hiện nay gồm có 7 loại chính như:

Kho kiểm soát khí hậu (Climate-controlled Warehouse)

Đây là kho hàng được sử dụng với mục đích lưu trữ các loại hàng dễ bị hư hỏng, cụ thể là thực phẩm. Bởi, kho hàng được thiết kế với hệ thống điều chỉnh nhiệt độ giúp kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm phục vụ cho công tác bảo quản hàng hóa trong thời gian lưu trữ. Nhờ đó, hàng hóa khi được chuyển đến tay khách hàng luôn giữ được chất lượng nguyên vẹn như ban đầu.

Kho tư nhân (Private Warehouse)

Kho tư nhân hay còn được biết đến với tên gọi khác là kho bãi độc quyền. Đây là hệ thống  kho hàng thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn bán lẻ hoặc các công ty lưu trữ tư nhân. Đa phần, kho tư nhân thường được xây dựng gần với cơ sở sản xuất hoặc gần công trường để thuận tiện cho việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa.

Kho công cộng (Public Warehouse)

Khác với hai loại kho trên, kho công cộng lại là hệ thống kho phù hợp để các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ hàng hóa trong thời gian ngắn lựa chọn. Loại kho này không yêu cầu doanh nghiệp phải thuê trong thời gian dài. Bạn có sử dụng kho cho đến khi tìm được kho bổ sung khác và chuyển hàng đi.

Kho tự động (Automated Warehouse)

Với hệ thống quản lý chặt chẽ, quy trình lưu trữ chuyên nghiệp, kho tự động là sự lựa chọn được rất nhiều doanh nghiệp tìm đến. Bởi, loại kho này mang đến hiệu quả lưu trữ cao, giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho hoạt động lưu kho hàng hóa.

Kho tự động được tích hợp sử dụng phần mềm theo dõi đơn hàng, hoạt động lưu trữ và quá trình di chuyển của hàng hóa. Tại kho được sử dụng nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho việc lưu trữ hàng hóa như xe nâng, giá đỡ,… Đặc biệt, hoạt động quản lý hàng hóa rất chuyên nghiệp, ít mắc lỗi vì có sử dụng phần mềm quản lý thông minh.

Kho ngoại quan (Bonded Warehouse)

Trong Điều 22 của Nghị định 154/2005/NĐ-CP nêu rõ: Kho ngoại quan là những khu vực kho bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh để thực hiện hoạt động tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với hàng hóa từ trong nước, ngoài nước đưa đến kho.

Kho CFS (Container Freight Station)

Kho CFS hay còn được gọi với tên khác là địa điểm thu gom hàng lẻ. Đây là loại kho chuyên dụng được sử dụng để thu gom, phân loại các loại hàng hóa lẻ vận chuyển chung trong một container. Thông thường, khi chủ hàng không có đủ hàng hóa lấp đầy một container thì họ sẽ tiến hành ghép hàng để vận chuyển.

Kho bảo thuế (Tax Suspension Warehouse)

Trong Điều 4 Luật Hải Quan số 54/2014/QH13 đã nêu rõ về khái niệm của kho bảo thuế. Theo đó, những loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã thông quan nhưng chưa nộp thuế thì sẽ được lưu trữ tại kho bảo thuế.

7 loại kho được sử dụng để lưu trữ hàng hóa phổ biến nhất hiện nay

Lưu ý khi thuê kho lưu trữ hàng hóa bạn cần nắm chắc

Để đảm bảo hàng hóa được lưu trữ tại kho hàng luôn an toàn, giữ được chất lượng nguyên vẹn như ban đầu, khi thuê kho bãi bạn cần lưu ý:

  • Kho hàng lựa chọn phải được trang bị đầy đủ hệ thống HVAC. Tức là có hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa.
  • Lựa chọn kho hàng có diện tích phù hợp với nhu cầu lưu trữ hàng hóa. Nếu bạn cần lưu trữ lượng hàng lớn thì nên thuê kho có diện tích rộng và ngược lại.
  • Kho hàng phải được xây dựng đúng tiêu chuẩn và đáp ứng các tiêu chí về an toàn cháy nổ để đảm bảo không xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
  • Sử dụng kho của các đơn vị uy tín có chi phí vận hành phải chăng để giảm thiểu khoản phí thực tế chi trả.
  • Kho hàng lựa chọn nên nằm ở những vùng có giao thông đi lại thuận lợi giúp hoạt động vận chuyển, phân phối diễn ra dễ dàng hơn.

Với tất cả những thông tin chi tiết về kho bãi trong Logistics, hy vọng bạn đã bổ sung cho mình thêm nhiều kiến thức quan trọng. Để lựa chọn được kho hàng phù hợp nhất với lô hàng của mình, bạn cần tìm được đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ cho thuê kho lưu trữ hàng hóa chất lượng.